Chiến lược giá theo chu kỳ sống sản phẩm – Với mỗi một nhà kinh doanh nào cũng vậy, chúng ta cần phải hiểu và xác định rõ các chiến lược của từng sản phẩm, mặt hàng đang bán để sản phẩm có chu kỳ sống lâu dài và tốt đẹp mang đến nhiều lợi nhuận nhất. Bất kỳ một sản phẩm nào cũng vậy, nó đều sẽ có những chu kỳ sống nhất định, tuy chúng ta không nắm rõ được nó sẽ kéo dài trong bao lâu. Nhưng việc xác định chiến lược giá theo chu kỳ sống sản phẩm sẽ giúp nhà kinh doanh có nhiều kế hoạch và dự định hơn. Bài viết này, Hocnhanh sẽ bật mí đến các bạn chiến lược giá theo chu kỳ sống của sản phẩm nhé!
Trong giai đoạn giới thiệu
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm là việc các bạn sẽ đem sản phẩm ra ngoài thị trường bán lần đầu tiên. Giai đoạn đầu bao giờ cũng sẽ hơi khó khăn và doanh thu không nhiều, thậm chí có thể âm để chi cho các hoạt động quảng cáo.
Đối thủ cạnh tranh lúc này không nhiều, thậm chí là không có nếu sản phẩm bạn kinh doanh mới lạ và độc đáo. Chiến lược giá lúc này sẽ có xu hướng tăng cao vì việc sản xuất còn mới, nên sản lượng sẽ thấp, các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên, mức lãi cần cao để bù đắp vào khoảng trống chi phí đó.
Khi sản phẩm được tung ra thị trường, các nhà marketing sẽ xem xét, nghiên cứu về các yếu tố như giá cả, phân phối, quảng cáo,…Cụ thể sẽ có những chiến lược sau:
– Chiến lược hớt váng nhanh: Hiểu đơn giản là các bạn sẽ bán sản phẩm với mức giá cao, độ cổ động cao và sẽ chi nhiều cho các hoạt động PR, quảng cáo, khuyến mãi,…nhằm thu hút đông đảo khách hàng và xâm nhập thị trường nhanh chóng hơn.
– Chiến lược hớt váng : Đây sẽ là chiến lược bán các sản phẩm với mức giá cao nhưng độ cổ dộng lại thấp. Giá cao sẽ tạo ra mức lãi gộp nhiều còn độ cổ động thấp sẽ giúp cho các chi phí marketing thấp. Nhưng chiến lược này chỉ nên áp dụng khi thị trường có quy mô hạn chế, người mua sẵn sàng trả giá cao.
– Chiến lược thâm nhập nhanh: Chiến lược này, các sản phẩm được tung ra sẽ ở mức cổ động cao và mức giá ban đầu sẽ thấp với mong muốn xâm nhập vào thị phần người mua lớn nhất. Chiến lược thâm nhập nhanh chỉ phù hợp khi thị trường lớn và chưa biết đến sản phẩm.
– Chiến lược thâm nhập chậm: Đây là chiến lược sẽ sử dụng mức giá ban đầu và mức độ cổ động thấp để giúp khách hành nhanh chóng đến gần với sản phẩm hơn, độ cổ động thấp sẽ giúp nhà kinh doanh thu về lãi ròng cao.
Xem thêm: Hướng dẫn mua dịch vụ like view Facebook uy tín
Trong giai đoạn phát triển
Đây là giai đoạn sản phẩm đang phát triển, doanh số sẽ tăng lên, thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhưng giai đoạn này đã bắt đầu có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, cần phải hiểu rõ về đối thủ để đưa ra những chiến lược phù hợp.
Trong giai đoạn này, nhà kinh doanh có thể tham khảo một số chiến lược marketing dưới đây để giữ chân khách hàng và kéo dài thêm mức độ phát triển sản phẩm.
– Cần cải tiến thêm cả về chất lượng, tính năng, mẫu mã, bao bì cho sản phẩm để tạo điều mới lạ.
– Đưa ra chiến lược giá đúng đắn, giảm giá đúng lúc, đúng thời điểm đồng thời xâm nhập thêm vào những thị trường mới.
– Tham gia vào nhiều kênh phân phối mới, chuyển mục tiêu quảng cáo từ giới thiệu sản phẩm sang tạo niềm tin khi sử dụng sản phẩm.
Trong giai đoạn sung mãn
Giai đoạn này các nhà marketing sẽ gặp rất nhiều thách thức, khó khăn. Bởi, đa phần các sản phẩm ở giai đoạn sung mãn của chu kỳ sống đều tập trung vào giải quyết những vấn đề, khúc mắc của khách hàng về những giai đoạn đó.
Giai đoạn sung mãn trong chu kỳ sống sản phẩm thường sẽ được phân ra thành 3 thời kỳ khác nhau. Đầu tiên là sung mãn tăng trưởng, tiếp theo là sung mãn ổn định. Và cuối cùng là thời kỳ sung mãn suy tàn.
Xem thêm: Tìm hiểu những mô hình kinh doanh mới cực kỳ hiệu quả mà bạn nên thử
Trong giai đoạn suy tàn
Đối với bất kỳ một sản phẩm nào cũng vậy thôi, sẽ có lúc huy hoàng phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng sẽ có lúc sản phẩm đó sẽ bước vào giai đoạn suy tàn. Sự suy tàn đó còn tùy thuộc vào loại sản phẩm mà bạn kinh doanh.
Biểu hiện rõ nhất của sự suy tàn chính là doanh số, lúc này khả năng sinh lời sẽ không được nhiều như trước nữa. Việc giảm doanh số còn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi doanh số và lợi nhuận không đều đặn và bị suy giảm, nhiều doanh nghiệp sẽ nghĩ đến bước rút lui khỏi thị trường hoặc giảm bớt mức độ sản xuất và cắt giảm chi phí quảng cáo để không gây thiệt hại quá nhiều.
Lúc này giải pháp marketing tốt nhất chính là xem xét lại những mảng mình còn đang khiếm khuyết, không được thị trường đón nhận và cải thiện lại.
Trên đây là những chia sẻ của Hocnhanh về chiến lược giá theo chu kỳ sống sản phẩm, mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm thật nhiều kiến thức để trinh chiến trên thị trường nhé!