Hiện nay, đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện kéo theo đó là nhu cầu mua sắm tăng lên nhanh chóng. Do đó, có rất nhiều hình thức bán hàng ra đời để kịp thời đáp ứng cho khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí cho bên cung cấp. Một trong số đó có thể kể đến là dropship. Vậy dropship là gì? Có những ưu nhược điểm gì nổi bật? Cùng hocnhanh.vn tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Thế nào được gọi là Dropship?
Nhiều người chắc chẳng còn thấy xa lạ với khái niệm này. Dropship được định nghĩa là phương pháp thực hiện bán lẻ nhưng cửa hàng đó không lưu giữ sản phẩm được giao bán trong gian hàng của mình. Thay vào đó, nếu khách hàng đặt mua mặt hàng bất kỳ, không có sản phẩm lưu kho mà họ sẽ mua thông quan bên thứ ba và được chuyển trực tiếp tận tay khách hàng. Do vậy, dù trên danh nghĩa người bán hàng nhưng bạn chẳng cả được thấy sản phẩm hay tham gia vào xử lý đóng gói sản phẩm.
Xem thêm: Dịch vụ uy tín
Mặt ưu việt của phương pháp dropship
Không cần bỏ ra nhiều chi phí
Mặt tích cực lớn nhất của hình thức dropship có lẽ nằm ở việc bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh trực tuyến mà không phải bỏ ra số tiền khổng lồ cho hàng lưu kho. Bởi lẽ, mô hình này được mô tả là người bán không phải mua bất kỳ sản phẩm nào trừ khi đã bán được hàng và được khách thanh toán. Nếu bỏ qua khoản phí đầu tư cho hàng lưu kho thì bạn hoàn toàn bắt đầu gây dựng một doanh nghiệp dropshipping lớn mạnh với số vốn ban đầu thấp.
Dễ tham gia
Để “chen chân” vào thị trường này cũng không hề khó. Việc xây dựng một doanh nghiệp bán hàng trực tuyến sẽ dễ dàng hơn rất nhiều do bạn không phải đau đầu trong giải quyết hàng hoá vật chất. Các vấn đề cụ thể như:
- Quản lý hoặc chi trả thuê kho.
- Đóng gói sản phẩm và chuyển phát.
- Theo dõi số lượng tồn kho định kỳ.
- Xử lý thông tin khai báo các lô hàng trong nước.
Không hạn chế khu vực
Một ưu điểm của dropship khác chính là việc doanh nghiệp của bạn có thể di chuyển đến bất kỳ khu vực nào chỉ qua một thiết bị Internet. Bởi lẽ, nhiệm vụ của bạn là duy trì kết nối với bên cung cấp sản phẩm và khách hàng. Do đó, dù là bất kỳ đâu thì bạn cũng hoàn toàn có thể khởi động và quản lý doanh nghiệp của mình.
Thoải mái lựa chọn mặt hàng bán
Chính vì bạn không phải là người trực tiếp quản lý sản phẩm hay bỏ tiền ra mua các mặt hàng nên hoàn toàn có thể cung cấp một loạt sản phẩm cho khách hàng của mình. Hơn nữa, nếu như nhà cung cấp cho riêng một danh mục hàng hoá, sẽ càng dễ dàng hơn cho bạn khi chỉ cần up tất cả lên web của mình một cách miễn phí.
Dễ dàng mở rộng quy mô
Nếu như với hình thức bán hàng truyền thống bình thường, khi mở rộng quy mô sẽ tốn thêm khoản phí thuê đất, xây dựng cơ sở bán, thuê nhân viên,… Nhưng nếu là dropshipping, bạn hoàn toàn có thể chủ động tận dụng các nhà cung cấp mà không phải lo việc giải quyết đơn hàng xử lý. Do đó, nếu bạn muốn mở rộng quy mô thì cũng không tốn quá nhiều chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả gia tăng doanh số này.
Mặt trái của hình thức dropship
Bên cạnh những ưu điểm vô cùng hấp dẫn, vẫn còn một số mặt trái của dropship có thể kể đến như sau:
Lợi nhuận cho người bán thấp
Đây có lẽ là điểm khiến nhiều người chần chừ trước khi quyết định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này. Bởi lẽ bạn không phải là người sở hữu sản phẩm, cung cấp sản phẩm cho khách hàng nên quyền lợi sẽ không cao. Hơn nữa, việc dễ dàng tham gia, dễ mở rộng quy mô khiến môi trường dropship trở nên náo nhiệt, cạnh tranh gay gắt.
Các vấn đề tồn kho
Mặc dù không trực tiếp quản lý hàng hoá mà bản thân bán nhưng bạn cũng có trách nhiệm theo dõi vị trí lưu kho các mặt hàng của mình. Nếu như ban đầu bạn mới thành lập có quy mô nhỏ, hàng hoá của bạn đều xuất phát từ một kho cung ứng thì việc quản lý rất đơn giản. Song, khi mở rộng quy mô, tăng số lượng kho lưu trữ lên thì việc theo dõi xem hàng hoá của mình đang ở đâu trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, sẽ có một số nhà cùng cấp hỗ trợ bạn trong việc đồng bộ hoá lượng hàng trong các kho, nhưng đó không phải con số lớn.
Vấn đề về vận chuyển
Nếu bạn là người làm việc với nhiều nhà cùng cấp thì các mặt hàng của bạn sẽ được lấy từ nhiều nơi khác nhau. Điều này khiến cho công cuộc chuyển phát hàng hoá đến tay khách hàng trở nên khó kiểm soát hơn. Hơn nữa, nếu như khách hàng lựa chọn mua nhiều sản phẩm đến từ các nhà cung cấp khác nhau thì tổng bộ chi phí vận chuyển đều do bạn gánh chịu.
Xem thêm: Hoạt động kinh doanh là gì? Đặc điểm của hoạt động kinh doanh
Chịu trách nhiệm cho lỗi của nhà cung cấp
Vì bạn là người làm việc trực tiếp với khách hàng do vậy nếu bên cung cấp xảy ra bất kỳ vấn đề gì, khách hàng sẽ tìm bạn đầu tiên. Thật khó chịu khi bản thân mình không làm gì sai nhưng vẫn phải cúi đầu xin lỗi đúng không? Hơn nữa, uy tín của bạn theo đó cũng thuyên giảm dù bạn chẳng phạm điều gì cả.