Khái niệm chiến lược marketing – Xây dựng chiến lược marketing là một trong những hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp. Bạn đã biết cách hoạch định chiến lược marketing cơ bản bao gồm những gì? Hãy đơn giản nhất là khái niệm chiến lược marketing? Học Nhanh sẽ giúp bạn khám phá qua bài viết dưới đây.
Khái niệm chiến lược marketing có thể bạn chưa biết
Marketing là một thuật ngữ đặc biệt mà mỗi chúng ta ai cũng từng ít nhất một lần nghe đến nó. Marketing xuất hiện ở nhiều phương diện trong cuộc sống xung quanh ta. Ngay cả hành động của con người cũng trở thành một bộ phận không thể tách rời, làm tiền đề để marketing phát triển.
Vậy marketing là gì? Hay cụ thể hơn chiến lược marketing là gì? Marketing là cả một quá trình được lên kế hoạch và sắp đặt theo một tiến trình hợp lý.
Theo Philip Kotler – cái tên giúp thế giới định hình về marketing từ thế kỷ 20 đã tạo nên khái niệm chiến lược marketing một cách vô cùng khái quát: “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing”.
Chiến lược marketing là một cái nhìn rộng lớn đi từ bao quát tới chi tiết, là chuỗi kế hoạch hành động và cả mục tiêu lâu dài của một doanh nghiệp.
Tính hiệu quả của một chiến lược marketing bài bản
Marketing là yếu tố gắn liền không thể thiếu trong các mô hình kinh doanh. Nếu như trong thiết kế xây dựng, các bản vẽ là xương sống, điều kiện tiên quyết hình thành nên các công trình, thì với marketing, bản chiến lược marketing có ý nghĩa quan trọng tương tự.
Khi không có một chiến lược marketing bài bản, bạn sẽ không thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, tiêu tốn thời gian, chi phí cho các hoạt động truyền thông kém hiệu quả, ảnh hưởng đến doanh số sản phẩm cùng nhiều hệ quả tiêu cực khác.
Một chiến lược marketing tốt sẽ đi cùng với sản phẩm từ khi phát triển cho đến khi đặt trên tay người tiêu dùng. Có thể nói, chiến lược marketing như linh hồn, quyết định phần lớn đến sự thành công và thất bại của một sản phẩm.
Bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng cần đến chiến lược marketing để đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đi đúng hướng, phân bố một cách hiệu quả các nguồn lực tập hợp được.
>>> Xem thêm: Marketing Là Gì? Marketing Đem Lại Ý Nghĩa Và Lợi Ích Gì?
Cách xây dựng chiến lượng marketing cơ bản
Không chỉ dừng lại ở việc hiểu về khái niệm chiến lược marketing, bạn còn cần phải học cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.
Các yếu tố bạn cần nghiên cứu bao gồm: giá trị lợi ích mà sản phẩm mang lại cho thị trường/người tiêu dùng, điểm khác biệt của sản phẩm giữa hàng loạt thương hiệu khác trên thị trường, phân khúc thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, cách tiếp cận khách hàng và các yếu tố liên quan,…
5Ps là 5 yếu tố cần có cho một chiến lược marketing cơ bản bạn cần triển khai phân tích.
Product (Sản phẩm)
Sản phẩm là yếu tố then chốt và bạn cần làm chủ được nó. Chiến lược marketing sẽ bắt đầu cùng với vô vàn câu hỏi xoay quanh sản phẩm. Đây là yếu tố đầu tiên của the 5Ps và cũng là yếu tố quan trọng, cơ bản nhất bạn cần nắm được.
Bạn đang bán loại sản phẩm gì? Tính chất của nó thế nào? Các đặc điểm nổi bật, thu hút của sản phẩm là gì? Sản phẩm này sinh ra phục vụ nhu cầu cho đối tượng nào? Điểm khác biệt của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp với các sản phẩm khác có chức năng gần như tương đương trên thị trường là gì?
Price (Giá)
Nhân tố quan trọng này sẽ thể hiện giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp một cách cụ thể nhất. Yếu tố này đóng vai trò tiên quyết trong nhiều lý do tạo nên quyết định mua hàng của khách hàng. Chiến lược giá là vấn đề cần nhiều thời gian nghiên cứu, phân tích, xác lập.
Bạn cần xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như chi phí bỏ ra cho một sản phẩm, mức lợi nhuận doanh nghiệp sẽ nhận được,… trong quá trình đưa ra mẫu giá phù hợp nhất. Yếu tố này sẽ đảm bảo khả năng vận hành và khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó.
Place (Địa điểm)
Địa điểm bày bán sản phẩm của doanh nghiệp là ở đâu? Khách hàng sẽ nhìn thấy sản phẩm của doanh nghiệp ở những đâu? Những địa điểm nào sẽ có sức ảnh hưởng giúp tăng doanh thu sản phẩm? Quá trình giao dịch, thanh toán sẽ diễn ra ở đâu? Chi phí cho các hình thức vận chuyển khác nhau như thế nào? Đâu là cách thức có lợi cho doanh nghiệp?…
Các yếu tố này sẽ được đánh giá khái quát và dự báo cụ thể về doanh thu để có được mức lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.
Promotion (Khuyến mãi)
Khuyến mãi là hình thức kích thích tăng trưởng doanh thu hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp sử dụng. Để xây dựng một chương trình khuyến mãi hợp lý, bạn cần nghiên cứu nhiều về tâm lý, hành vi người dùng. Người dùng thích gì, bị thu hút bởi những sản phẩm, chương trình gì? Hiểu và có khả năng dự đoán, phân tích cùng óc quan sát tốt sẽ giúp bạn thành công với yếu tố Promotion.
People (Con người)
Nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý, khách hàng,… là những người tham gia trực tiếp vào chiến lược marketing. Nhiệm vụ của họ là gì? Họ có những đặc điểm, trình độ như thế nào để có thể giúp ích cho doanh nghiệp, thực hiện chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược marketing là một quá trình trình dài đi từ cốt lõi của doanh nghiệp đến những giá trị có thể nhận thấy được trên các bản báo cáo lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần hoạch định chiến lược marketing hiệu quả cho riêng mình.