Marketplace là một mô hình kinh doanh online, và bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh qua hình thức này, từ cá nhân cho tới doanh nghiệp. Cộng với sự phát triển của nền thương mại điện tử, nên Marketplace cũng đã nhanh chóng có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Đây là hình thức thu hút rất nhiều doanh nghiệp, vì tính hiệu quả cũng như những cơ hội mà Marketplace mang lại. Vậy Marketplace là gì ? Tại sao nên kinh doanh trên Marketplace ? Hãy cùng Học Nhanh tìm hiểu chi tiết về Marketplace trong bài viết dưới đây nhé !

Marketplace là gì?

Để có thể hiểu đơn giản, thì Marketplace tức là một hệ thống “chợ Online“ trên môi trường thương mại điện tử, và nơi đây có thể kết nối được người mua hàng và người bán hàng lại với nhau, nhằm giúp việc kinh doanh trở nên thuận tiện hơn.

Nếu các bạn không biết, thì mô hình Marketplace đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ 2013 với cái tên đi đầu, đó là Lazada. Sự xuất hiện của Lazada, đã chính thức đánh dấu bước ngoặt, chuyển từ mô hình Business to Customer sang mô hình Customer to Customer.

Marketplace là gì 

Marketplace là gì 

Bản chất của Marketplace, chính là một “ chợ ảo “, đây là nơi giúp người mua và người bán có thể truy cập vào cùng một trang web để mua hoặc bán hàng. Nói đến đây, có lẽ sẽ nhiều người cảm thấy quen thuộc về hình thức mua bán kiểu này, vì bạn sẽ có thể rất dễ dàng bắt gặp được mô hình Marketplace kiểu vậy thông qua các trang thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Tiki,…

Lazada là một trong những trang thương mại điện tử sử dụng Marketplace đầu tiên 

Lazada là một trong những trang thương mại điện tử sử dụng Marketplace đầu tiên

Xem ngay: [Bật mí] Cách tạo mini game hiệu quả nhất 

Bên cạnh đó, mô hình Marketplace giờ đây không chỉ chạy và phát triển thông qua những trang web thương mại điện tử nữa, mà nó còn được nhân rộng trên các nền tảng mạng xã hội cũng như các ứng dụng.

Ngoài ra, có thể kể đến Marketplace trên Facebook, đây cũng là một loại “ chợ online “ được phát triển ở trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Giống như Học Nhanh đã đề cập ở trên, thì đây cũng là nơi để người mua và người bán kết nối lại với nhau. Và để có thể mua bán trên đây, thì người dùng bắt buộc phải cần có một tài khoản Facebook cá nhân riêng.

Marketplace trên Facebook

Marketplace trên Facebook

Xem ngay: Cách xây dựng Fanpage bán hàng hiệu quả nhất 

Có bao nhiêu loại Marketplace ?

Một câu hỏi nữa được đặt ra, đó chính là Marketplace bao gồm bao nhiêu loại. Câu trả lời đó là Marketplace có tổng 3 loại đó là Marketplace B2B, Marketplace B2C Marketplace C2C, Trong đó có 2 loại chính là Marketplace B2C Marketplace C2C. Hãy cùng Học Nhanh tìm hiểu 3 loại này trong mục dưới đây nhé !

Marketplace B2B

Marketplace B2B là dạng mô hình Marketplace hướng tới việc đó là trao đổi và mua bán hàng hóa giữa nhiều công ty, doanh nghiệp và nhà phân phối cũng như thương hiệu trên Internet.

Loại Marketplace B2B

Loại Marketplace B2B

Tuy hoạt động mua, bán trên hình thức Marketplace B2B diễn ra ít hơn nếu các sàn thương mại Marketplace có ít lượt truy cập, thế nhưng mỗi đơn hàng lại thường có giá trị lớn hơn nhiều so với những loại hình thức kinh doanh khác.

Marketplace B2C

Đối lập với Marketplace B2B, thì mô hình Marketplace B2C sẽ hướng đến việc tạo ra kênh thương mại, nhằm giúp các doanh nghiệp, thương hiệu và người dùng có thể kết nối được với nhau. Và từ đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện đáng kể doanh số kinh doanh trên các kênh Online và sẽ gia tăng được lợi nhuận.

Marketplace B2C

Marketplace B2C

Và đây là loại mô hình Marketplace bạn sẽ thường hay gặp nhất, trên các sàn Mall của các trang thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay như Lazada Mall, Shopee Mall,… Những cửa hàng này sẽ được các thương hiệu cũng như doanh nghiệp đứng ra để đại diện, xác minh độ uy tín. Bên cạnh đó, khi bạn mua hàng ở trên đây, bạn cũng sẽ được hỗ trợ tốt hơn so với việc mua sắm thông thường.

Marketplace C2C

Mô hình Marketplace C2C hay còn được gọi là Marketplace Customer to Customer, đây là một mô hình kinh doanh và mua bán nhỏ lẻ giữa các cá nhân ở trên các nền tảng thương mại khác nhau. Với mô hình Marketplace C2C, người mua và người bán có thể dễ dàng kết nối lại với nhau và dễ dàng thương lượng về mức giá sản phẩm sao cho phù hợp nhất.

Mô hình Marketplace C2C

Mô hình Marketplace C2C

Tuy nhiên, chính vì việc đây là mô hình kinh doanh, mua bán nhỏ lẻ giữa các cá nhân, nên Marketplace C2C có cho mình một nhược điểm lớn, đó là khách hàng sẽ không được bảo vệ khi mua sắm. Do vậy, nếu bạn muốn mua sắm bằng mô hình C2C, thì hãy lưu ý và kiểm tra thông tin kỹ trước khi mua hàng nhé !

Xem ngay: Cách lấy lại Fanpage bị mất quyền quản trị

Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh trên Marketplace

Sức thu hút của mô hình Marketplace đối với các cá nhân, doanh nghiệp là rất lớn, vậy bạn có nên kinh doanh bán hàng online trên Marketplace hay không ? Hãy cùng Học Nhanh tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh online trên Marketplace nhé !

Ưu điểm khi kinh doanh online trên Marketplace

Tiếp cận được số lượng khách hàng lớn

Khi kinh doanh online trên Marketplace, thì bạn sẽ có thể tiếp cận được một số lượng lớn khách hàng. Bởi vì nếu số người truy cập trên các sàn giao dịch thương mại điện tử càng tăng, thì tương đương với việc sản phẩm của bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận được thêm nhiều khách hàng khác.

Bên cạnh đó việc bán hàng online trên Marketplace còn giúp người bán tiết kiếm kha khá các chi phí bên lề, ví dụ như chi phí marketing, chi phí quản lý, chi phí logistics,…

Những ưu điểm khi kinh doanh online trên Marketplace

Những ưu điểm khi kinh doanh online trên Marketplace

Bán sản phẩm trên các Marketplace uy tín sẽ tạo niềm tin cho khách hàng

Ngoài ra, việc bạn bán hàng qua các Marketplace đã có tên tuổi trên thị trường như Shopee, Lazada, Tiki,.. thì khách hàng sẽ yên tâm hơn so với việc mua ở những nơi không đảm bảo khác, vì ở những trang thương mại điện tử như vậy đều có đầy đủ những chính sách mà Marketplace cam kết. Chính vì lý do đó, những cá nhân hoặc doanh nghiệp mà vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho riêng mình, thì việc bán hàng qua các Marketplace này sẽ góp phần tăng độ uy tín về độ chất lượng cho sản phẩm của họ.

Những Marketplace chất lượng

Những Marketplace chất lượng

Xem ngay: Cách quay trở lại phiên bản Facebook cũ trên iPhone nhanh nhất

Nhược điểm khi kinh doanh online trên Marketplace

Nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì việc kinh doanh online trên Marketplace cũng có các nhược điểm nhất định. 

Phí hoa hồng khi bán sản phẩm

Tùy vào từng loại sản phẩm hay từng loại Marketplace, khi bạn đã bán được hàng thì bạn sẽ phải trả một mức phí, hay còn gọi là phí hoa hồng theo quy định. Đây là điều có thể ảnh hưởng đến doanh cu của bạn. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc xem lợi nhuận và mức phí hoa hồng mà bạn phải trả có hợp lý hay không trước khi bạn đăng ký bán hàng trên Marketplace nhé !

Số lượng đối thủ cạnh tranh cao

Một điều cần lưu ý nữa khi bạn bán hàng trên Marketplace thì bạn phải xác định rõ một điều, đó chính là bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Như Học Nhanh đã đề cập ở trên, thì Marketplace là nơi bạn sẽ có thể tiếp cận được rất nhiều khách hàng. Và chính vì lý do đó, nên cũng sẽ có rất nhiều đối thủ tham gia vào mô hình này để kinh doanh online.

Nhiều đối thủ cạnh tranh trên Marketplace

Nhiều đối thủ cạnh tranh trên Marketplace

Trên Marketplace, việc khách hàng so sánh về giá cả, ưu đãi giữa các sản phẩm, với mục đích chọn cho họ một sản phẩm có giá thành, chất lượng phù hợp là điều hoàn toàn dễ dàng. Vậy nên, bạn sẽ có thể mất khách hàng của bạn khi kinh doanh trên Marketplace nếu sản phẩm của bạn được bán với mức giá không hợp lý.

Tham khảo ngay: Top 5+ cách SEO fanpage Facebook TOP Google

Làm sao để kinh doanh online hiệu quả ?

Đối với những cá nhân có ngân sách hạn hẹp, thì việc kinh doanh trên Marketplace sẽ rất hợp lý và tiềm năng. Thế nhưng đi kèm với những lợi ích đó, thì bạn sẽ phải phụ thuộc nhiều vào bên thứ 3, rồi dần dần bạn sẽ bị mất đi những thông tin có thể giúp bạn kiểm soát và định hướng được cho doanh nghiệp. Vậy nên, đối với những doanh nghiệp lớn, thì Marketplace sẽ chỉ nên là một kênh bán hàng phụ, bạn cần phải tự xây dựng một nền tảng kinh doanh trực tuyến cho riêng mình.

Làm sao để kinh doanh online hiệu quả hơn

Làm sao để kinh doanh online hiệu quả hơn

Dù là bạn đang kinh doanh online hay offline thì việc xác định đâu mới là kênh bán hàng chính mình muốn tập trung sẽ là một điều rất quan trọng. Một lời khuyên đó là bạn đừng nên sử dụng kênh bán hàng như Marketplace để làm chính thức, vì đây là kênh bán hàng bạn khó thể kiểm soát được dữ liệu. Vậy nên, bạn hãy xây dựng cho mình một website chính, đây sẽ là điểm cốt lõi trong công việc bán hàng trực tuyến.

Lúc này, website của bạn sẽ trở thành trung tâm cho các hoạt động Marketing như xây dựng thương hiệu, thu thập dữ liệu của khách hàng,… Còn về phía Marketplace, thì nơi đây sẽ trở thành một kênh bán hàng hỗ trợ bạn trong việc tăng doanh số. Và đây được gọi là phương pháp “Kết hợp kinh doanh trên cả Website và Marketplace“.

Tham khảo ngay: Tại sao chạy quảng cáo không ra đơn ? Nguyên nhân do đâu ?

Kết luận

Và ở trên, Học Nhanh đã giải đáp cho các bạn Marketplace là gì, cũng như chỉ ra các loại Marketplace và ưu điểm, nhược điểm khi bạn kinh doanh trên mô hình này. Marketplace đang ngày càng chứng tỏ được tầm ảnh hưởng và độ quan trọng của mình trên thị trường. Đừng bỏ lỡ kênh quảng bá, bán hàng cực kỳ hiệu quả này các bạn nhé !

Và trên đây là bài viết về Marketplace mà Học Nhanh muốn chia sẻ cho các bạn. Bạn thấy bài viết này có hữu ích không? Hãy tiếp tục theo dõi Học Nhanh để có những kiến thức hay hơn trong thời gian tới nhé !

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ:

CS1: 196 Đường Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP HCM

CS2: D16 Ngõ 80 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại/Zalo: 0943636888

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *