Bạn có hiểu Mô hình swot là gì không? Là sinh viên hay là doanh nghiệp bạn không thể không tìm hiểu về mô hình này. Vậy mô hình này được xây dựng và phân tích như thế nào? Hãy để HocNhanh.vn giúp bạn tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé!
1. Khái niệm của mô hình Swot?
Theo như bạn biết và hiểu thì Swot nghĩa là gì? Đúng vậy, swot là cụm từ được viết tắt bởi 4 từ tiếng anh với S là Strengths (có nghĩa là điểm mạnh), W là Weaknesses (có nghĩa là điểm yếu), O là Opportunities (có nghĩa là cơ hội) và cuối cùng T là Threats (có nghĩa là thách thức).
Trong đó điểm mạnh, điểm yếu được xác định là những yếu tố bên trong của nội bộ doanh nghiệp. Các yếu tố này liên quan chặt chẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể cải thiện được. Thường là các yếu tố như: thương hiệu của doanh nghiệp, vị trí tọa lạc,…
Cơ hội cùng với thách thức được xác định không phải là các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố này thường khó kiểm soát và cải thiện được vì phải phụ thuộc vào những đơn vị khác. Ví dụ như: Nhà cung cấp, giá cả bên ngoài thị trường,…
Mô hình Swot là gì? Mô hình Swot là mô hình giúp bạn tìm được những điểm mạnh, những điểm yếu cùng với những cơ hội và không thể thiếu thách thức của từng doanh nghiệp. Từ những điều đã biết tiến hành xác định mục tiêu cần phải thực hiện, đưa ra các chiến lược để phát triển và kế hoạch hành động.
Trả lời câu hỏi mô hình swot là gì
2. Phân tích mô hình swot là gì?
Có thể thấy việc phân tích mô hình Swot rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được rất nhiều doanh nghiệp khác nhau áp dụng. Nhằm giúp doanh nghiệp tạo ra chiến lược sản xuất, phát triển kinh doanh họ thường tự phân tích swot dựa trên doanh nghiệp của mình.
Phân tích Swot là phân tích 4 yếu tố cơ bản là: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Phân tích các yếu tố này rồi từ đó các chiến lược được thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu định hướng doanh nghiệp mong muốn chính xác nhất.
Cụ thể phân tích những điểm trong swot là:
Điểm mạnh (Strengths): Là nhân tố quan trọng trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm ra được những điều tốt để tiếp tục phát triển. Điểm mạnh phát triển giúp doanh nghiệp bạn cạnh tranh với các đối thủ tốt hơn.
Điểm yếu (Weaknesses): Là những điểm chưa được thực hiện tốt của doanh nghiệp. Điều mà khiến doanh nghiệp bị thua kém hơn đối thủ cạnh tranh. Đồng thời từ điểm yếu có thể tìm ra những cách khắc phục để doanh nghiệp đi lên.
Cơ hội (Opportunities): Là những điều kiện ở môi trường bên ngoài có thể khai thác để tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp
Thách thức (Threats): Là những nhân tố làm cho chính doanh nghiệp khó khăn hơn. Những ảnh hưởng này khiến doanh nghiệp giảm chất lượng công việc.
Khi bạn đã hiểu mô hình swot là gì thì bạn nên tìm hiểu cách nào để xây dựng mô hình này một cách chính xác nhất.
Phân tích các điểm trong swot
3. Cách để bạn xây dựng mô hình swot
Mô hình Swot trình bày theo kiểu ma trận gồm có 4 ô chính biểu đạt 4 nội dung.Tuy nhiên cũng tùy vào tư duy và sáng tạo của bạn có thể trình bày theo những kiểu cách khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đủ nội dung chính.
Yếu tố đầu tiên là điểm mạnh.
Trong ma trận swot của một doanh nghiệp điểm mạnh thường được thể hiện ở:
– Việc mà doanh nghiệp đã làm tốt
– Nguồn lực nội bộ gồm năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức,..
– Các tài sản của doanh nghiệp gồm vô hình và hưu hình: phương pháp độc quyền, bằng sáng chế hay máy móc, dây chuyền sản xuất,…
Để tìm ra những điểm mạnh của doanh nghiệm bạn có thể đặt ra một số câu hỏi ví dụ là:
– Doanh nghiệp có điều khác biệt so với đối thủ là?
– Nguồn lực nào bạn đã tốt rồi?
– Dây chuyền sản xuất của bạn tốt như thế nào?
Khi bạn trả lời được những câu hỏi trên thì câu trả lời chính là những điểm mạnh mà bạn cần lưu ý để tiếp tục phát huy. Tất nhiên là bạn phải đánh giá thật khách quan về doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp nào cũng vậy ngoài điểm mạnh cũng có điểm yếu đi kèm.
Yếu tố điểm yếu của Swot
Khi bạn chỉ thấy điểm mạnh mà quên mất doanh nghiệp mình cũng cần cải thiện những điểm chưa tốt cũng mang lại hậu quả rất lớn. Một số điểm mạnh thường thấy ở:
– Những điểm mà doanh nghiệp bạn làm chưa tốt doanh thu, sản phẩm chưa đạt mong muốn.
– Cùng một ngành nghề nhưng doanh nghiệp khác lại làm tốt hơn về vấn đề nào đó.
– Những điểm mà đội ngũ nội bộ cần cải thiện.
– Điều khoản chưa rõ ràng khi mua bán trên hợp đồng
Một số câu hỏi bạn nên đặt ra cho doanh nghiệp của mình.
– Điều chưa hài lòng về doanh nghiệp?
– Những điều doanh nghiệp thủ có mà doanh nghiệp lại chưa ?
– Những điều khiến doanh thu, sản phẩm của bạn chưa được như mong muốn là gì?
– Tại vì sao khách hàng lại huỷ đơn hàng của bạn hay sao hợp đồng lại chưa rõ ràng?
Khi doanh nghiệp bạn có điểm mạnh tạo nên những cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.
Yếu tố thứ ba là cơ hội
Những cơ hội những doanh nghiệp cần tiếp cận:
– Thị trường chưa có ai tham gia hoặc thì trường đang còn xanh
– Sản phẩm mang đến được giá trị tốt dành cho người tiêu dùng
– Nhu cầu ngày một thay đổi trên thị trường được đáp ứng
– Phương tiện marketing vững chắc
– Điều luật, quy định của nhà nước giúp cho việc kinh doanh được xúc tiến nhanh
Một số câu hỏi về việc tìm cơ hội của doanh nghiệp:
– Cách nào cải thiện được việc bán hàng?
– Truyền thông bằng cách nào giúp sản phẩm tới với khách hàng gần hơn nhanh chóng hơn?
– Những tài nguyên nào mà doanh nghiệp chưa thực sự sử dụng hết mức tối đa công dụng?
Ngoài những cơ hội tốt cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp ít nhiều cũng sẽ gặp phải thách thức nhất định.
Yếu tố cuối cùng thách thức
Thách thức có thể tới từ nhiều phía khác nhau như:
– Đối thủ cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
– Thị trường, xu hướng,.. liên tục biến động
– Thái độ khách hàng, danh tiếng thương hiệu,..
Để nhằm mục đích xác định rủi ro dễ hơn bạn có thể trả lời câu hỏi ở dưới đây:
– Doanh nghiệp đang phải chống chọi với gì ví dụ về tài chính, nhân sự, giá thành,…?
– Sự thay đổi về đại dịch có làm doanh nghiệp bạn bị ảnh hưởng hay không?
– Hành vi người tiêu dùng có khiến doanh nghiệp bạn phải thay đổi theo hay không?
Từ mô hình bạn có thể swot rút ra được những ma trận:
– SO – Tiếp tục phát triển điểm mạnh
– ST – Chuyển hoá rủi ro
– WO – Tận dụng cơ hội
– WT – Loại bỏ các mối đe dọa
Không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp, mô hình Swot trong giáo dục cũng được áp dụng rất nhiều. Cụ thể ví dụ bạn đang là sinh viên thì bạn cũng có thể tạo ra cho mình mô hình Swot của sinh viên dành cho chính bản thân mình.
Trong một doanh nghiệp luôn tồn tại những điểm tốt điểm chưa tốt vì vậy doanh nghiệp cần lập ra cho mình mô hình Swot để biết và tìm ra chiến lược thích hợp để cải thiện. Khi bạn hiểu mô hình Swot là gì bạn hãy tự lập ma trận swot cho bản thân nhé. Hãy theo dõi Hocnhanh.vn để nhận được những chia sẻ hay khác nhé!
Tìm hiểu thêm về bài viết khác: Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả nhất