Vi phạm bản quyền youtube luôn là vấn đề nan giải đối với các nhà sáng tạo. Tại sao lại có tình trạng vi phạm bản quyền, youtube phát hiện vấn đề bản quyền như thế nào, làm thế nào khi nhận phải cảnh cáo bản quyền từ youtube. Tất cả những vấn đề trên sẽ được HOCNHANH.VN giải quyết trong bài viết dưới đây nhé.

Vi phạm bản quyền youtube là gì?

Vi phạm bản quyền youtube thường xảy ra khi một kênh đăng tải các sản phẩm youtube (thường là video hoặc reel) mà trong sản phẩm đó có sử dụng tài nguyên đã được đăng ký bảo hộ bản quyền của các kênh khác.
Bạn sẽ nhận được cảnh cáo vi phạm bản quyền bởi youtube khi kênh bạn xảy ra trường hợp vi phạm bản quyền và sẽ được hướng dẫn để xử lý vấn đề vi phạm bản quyền đó.
Vậy làm sao để biết được mình sẽ vi phạm bản quyền hay không, hay sử dụng những tài nguyên nào thì không vi phạm bản quyền, hãy cùng HOCNHANH.VN tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.
Những loại vi phạm bản quyền youtube thường gặp?
Bản quyền video
Ở nền tảng Streaming của Youtube, các kênh thường gặp vấn đề vi phạm bản quyền nhiều nhất đối với bản quyền video và bản quyền nhạc.
Bản quyền video của youtube có thể là các tác phẩm nghe nhìn, chẳng hạn như chương trình truyền hình, phim hoặc video trực tuyến.
Để giúp các nhà sáng tạo nội dung trên Youtube bảo vệ quyền lợi về video và sáng tác của mình, Youtube cho phép việc họ đăng ký bản quyền sáng tác của họ. Từ đó họ trở thành chủ sỡ hữu đối với các sáng tác của mình trên Youtube. Chủ sỡ hữu có thể cho phép hoặc không cho phép các kênh khác sử dụng sáng tác của mình. Điều này có nghĩa là họ có thể báo cáo về một video sử dụng sáng tác của mình khi chưa được cho phép và khiến video đó bị gỡ bỏ và giáng một lệnh cảnh cáo vào kênh sử dụng bản quyền video trái phép.
Mỗi ngày có rất nhiều nội dung được đăng tải trên nền Youtube, các chủ sỡ hữu không thể kiểm soát hết tất cả các video nếu chúng có vi phạm bản quyền của mình. Vì thế Youtube đã sáng tạo ra Content ID, một hệ thống rà soát và phát hiện các vấn đề vi phạm bản quyền.
Khi bạn đăng tải một video có khùng khớp với một video khác hoặc một phần của video khác đã được đăng ký bảo vệ bản quyền, bạn sẽ nhận được một thông báo tự động từ Content ID. Từ đây chủ sở hữu bản quyền có thể cho phép hoặc không cho phép video của bạn được tải lên.
Đây là trường hợp vi phạm nhiều nhất vì có rất nhiều kênh sử dụng phương pháp re-up video của người khác hoặc các kênh khác để xây dựng kênh của mình.
Bản quyền ghi âm và sáng tác nhạc

Cũng như bản quyền video, bản quyền nhạc thuộc về chủ sỡ hữu đã đăng ký bản quyền nhạc với Youtube. Youtube sẽ có quy trình để xác định bản quyền qua nhiều yếu tố. Một bản nhạc có bản quyền không nhất thiết phải là một bản nhạc được đăng lên Youtube mà có thể là một sáng tác âm nhạc có bản quyền trên các nền tảng.
Đối với vi phạm bản quyền nhạc thì thường có các hình phạt khác so với bản quyền video. Vi phạm bản quyền nhạc thường sẽ bị tắt âm thanh hoặc cảnh cáo đê gỡ video.
Phần lớn các âm nhạc trên Youtube thường có bản quyền. Tuy nhiên không phải là là chúng không được sử dụng chúng. Có một số chủ sỡ hữu cấp phép sử dụng nhạc cho các kênh khác để quảng bá sản phẩm của họ.
Xem thêm: Danh sách âm nhạc không có bản quyền trên Youtube 2022
Tại sao các kênh lại vi phạm bản quyền youtube
Vi phạm bản quyền Youtube thường được chia vào hai trường hợp vi phạm: vô tình và cố tình.
Để có thể xây dựng được kênh youtube của mình, một số kênh chọn cách re-up hoặc edit lại các video của người khác để tìm kiếm lượt xem. Việc này chắc chắn là sẽ phạm đến bản quyền Youtube và bị phạt theo quy định.
Trường hợp còn lại là người dùng vô sử dụng các tài nguyên trên mạng để làm video. Việc này vô tình có thể gây ra tình trạng bị đánh bản quyền Youtube.
Để không bị đánh bản quyền, các chủ kênh cần chắc chắn về tài nguyên trong video mà mình chuẩn bị đăng tải. Vì khi đăng tải lên youtube nếu vi phạm bản quyền sẽ bị cảnh cáo mà không báo trước.
Cách xử lý khi bị vi phạm bản quyền youtube
Để có thể xử lý, trước tiên bạn phải hiểu được Youtube xử phạt vi phạm bản quyền như thế nào.
Khi bạn đăng tải video youtube, tại giao diện quản lý video sẽ có một dòng trạng thái về việc kiểm tra ản quyền youtube. Sẽ mất một khoảng ngắn thời gian để youtube kiểm tra tình trạng bản quyền của video bạn vừa tải lên. Tình trạng bản quyền sẽ nằm ở mục “Hạn chế”.
Có 3 tình trạng Hạn chế thường gặp:
- Không có: Video không có vấn đề bản quyền có thể tải lên một cách chính thức.
- Khiếu nại về bản quyền: Video có hạn chế về bản quyền nhưng vẫn được tải lên, tuy nhiền tiền quảng cáo kiếm từ được video này sẽ được gửi về chủ sỡ hữu bản quyền.
- Khiếu nại về bản quyền – Yêu cầu gỡ bỏ: Video bị hạn chế và bị gỡ bỏ khỏi nền tảng youtube
Khi gặp phải tình trạng “Khiếu nại về bản quyền – Yêu cầu gỡ bỏ” bạn sẽ nhận được một cảnh cáo từ youtube và video của bạn bị gỡ bỏ và việc xóa bỏ video đó không rút lại lệnh cảnh cáo.
Vậy khi nhận được một lời cảnh cáo của Youtube thì nên làm gì?
Mức độ cảnh cáo của Youtube tăng dần qua các lần cảnh cáo. Một lệnh cảnh cáo có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận cảnh cáo. Khi nhận được cảnh cáo lần đầu bạn phải tham gia chương trình học viện bản quyền của Youtube để chắc rằng bạn hiểu rõ về vấn đề bản quyền. Nếu bạn nhận ba cảnh cáo trong vòng 90 ngày thì sẽ phải nhận hình phạt nặng nhất của youtube.
Hình phạt đó bao gồm:
- Tài khoản vi phạm và tất cả các kênh liên kết với tài khoản bị chấm dứt hoạt động
- Tất cả các video tài khoản đã từng đăng tải bị xóa khỏi nền tảng youtube
- Bạn không thể tạo kênh mới
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các cách sau đây khi phải cảnh cáo vi phạm bản quyền
- Hoàn thành học viện bản quyền và chờ cảnh cáo hết hiệu lực
- Yêu cầu rút đơn khiếu nại: Bạn có thể yêu cầu người đã xác nhận quyền sỡ hữu rút lại đơn khiếu nại vi phạm bản quyền.
- Nếu bạn chắc chắn rằng mình không vi phạm bản quyền và những tài nguyên bạn sử dụng trong video là hợp lý thì bạn có thể gửi đơn phản đối đến Youtube để rút cảnh báo.
Bên trên là bài viết của HOCNHANH.VN về vấn đề vi phạm bản quyền Youtube và một số cách xử lý. Hãy tiếp tục theo dõi HOCNHANH.VN để có thể học thêm nhiều hơn ở thời đại số này nhé.